Giới thiệu Thư viện Tỉnh Đắk Lắk
Ngày đăng: 26/01/2018 03:09
Ngày đăng: 26/01/2018 03:09
Thư viện tỉnh được thành lập tháng 01/1976, trụ sở lúc đó tọa lạc tại 01 Hùng Vương, thị xã Buôn Ma Thuột. Sau khi giải tỏa để xây dựng Trung tâm Văn hóa, thông tin tỉnh tháng 09/1999, Thư viện tỉnh chuyển về trụ sở mới tại số 06 Trần Quang Khải, thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk hoạt động đến nay.
- Nguồn nhân lực: Gồm có 25 người (21 viên chức và 04 hợp đồng 68). Trong đó 02 Thạc sĩ, 19 Đại học.
- Cơ sở vật chất: Thư viện tỉnh có trụ sở làm việc với tòa nhà 04 tầng, 01 trệt và 03 lầu. Diện tích sử dụng hơn 3.000m2, có 13 phòng làm việc, Tổng diện tích các phòng: 841 m2. Thư viện có 04 kho sách: Kho đọc tổng hợp, kho mượn, kho thiếu nhi và kho luân chuyển, kho địa chí.
- Nguồn lực thông tin:
+ Tổng số bản sách hiện có: 193.198 bản;
+ Bình quân số thẻ cấp mới và gia hạn: 3.049 thẻ/năm;
+ Bình quân lượt bạn đọc thư viện phục vụ: 202.567 lượt/năm (bao gồm phục vụ tại chỗ, phục vụ lưu động và không gian mạng).
- Mạng lưới thư viện huyện, cơ sở: Toàn tỉnh hiện có 12 thư viện huyện và 01 thư viện thị xã; 37 thư viện xã và phòng đọc sách cơ sở.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông, phía Tây giáp với Campuchia.
Đắk Lắk có diện tích 13.125,37 km2, gồm 15 đơn vị hành chính (13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố); dân số gần 2 triệu người với 49 dân tộc cùng chung sống. Trên địa bàn tỉnh, ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ như Êđê, M’nông và J’rai còn có cư dân từ khắp các vùng miền trên cả nước đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng phong phú và đa dạng, chính vì thế, Đắk Lắk có sự đa dạng, phong phú về phong tục tập quán, về văn hóa truyền thống, tiêu biểu phải kể đến: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; các Trường ca Đam San, Xing Nhã, Đăm Di; lễ hội cồng chiêng, đua voi; kiến trúc nhà sàn; các nhạc cụ lâu đời như cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng… Đặc biệt tại Đắk Lắk có Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã được Chính phủ công nhận là lễ hội cấp quốc gia được tổ chức 2 năm một lần vào tháng 3.